Skip to main content

THÔNG BÁO

      "Về việc cấm sử dụng các loại ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản"

Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017;

 Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

  Căn cứ Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang Về việc hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

  Căn cứ Thông tư 01/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản;

   Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do tình trạng sử dụng các loại ngư cụ cấm như: cào điện, xung điện, lưới quét, chất nổ, chất độc,… để khai thác thủy sản. Việc sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Thủy sản.

   Uỷ ban nhân dân xã Long Giang thông báo đến nhân dân trong toàn xã một số việc như sau: Cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàn trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc,… Cấm sử dụng lưới có kích thước mắt lưới 2a nhỏ hơn 18mm tại bộ phận tập trung cá (đo từ đầu mắt lưới này đầu mắt lưới kia) để khai thác thủy sản ở các vùng nước. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số: số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính Phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

   Trích lục một số điều khoản như sau:

  Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản.

  Khoản 1. Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

  Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

   Khoản 3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:

   a/ Phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;

   Khoản 4. Phạt tiền từ 40.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

   Điều 29. Vi phạm quy định về tàn trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc để khai thác thủy sản.

   Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với hành vi tàn trữ chất cấm, hóa chất cấm, chất độc trên tàu cá.

   Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản

   1. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

   2. Không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt như sau:

   a/ Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản;

   b/ Phạt tiền từ 15.000.000d đến 20.000.000đ đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tùy vào hình thức vi phạm sẽ có mức phạt hành chính khác nhau. Để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản rất mong bà con nông - ngư dân thực hiện tốt theo tinh thần thông báo này./.

Tài liệu đính kèm: